Cùng lên đỉnh Tua-bin với kỹ sư Nhà máy Điện gió BIM
7 giờ sáng, kỹ sư Hồ Đình Huyên đã có mặt tại điểm kiểm tra. Hôm nay, anh kiểm tra trụ tua-bin số 13. Nhà máy Điện gió BIM có tổng cộng 22 trụ
Safety first: đeo đai an toàn, găng tay bảo vệ… là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện công việc lên trụ. Mỗi bộ đai an toàn nặng hàng chục kilogram
Bước đầu tiên sau khi mở cửa là quan sát an toàn bên trong trụ, nếu an toàn mới tạm ngừng tua-bin (đưa về chế độ không tải), đưa tua-bin về chế độ bảo trì. Sáng nay, anh sẽ chỉ có đúng 2 tiếng đồng hồ để thực hiện công việc. 9h sáng tua-bin bắt buộc phải được đưa về chế độ hoạt động để không làm ảnh hưởng tới sản lượng của Nhà máy
Sau khi tua-bin ngừng, anh Huyên thực hiện kiểm tra an toàn của thang máy. Buồng thang máy chỉ vừa cho hai người. Tải trọng tối đa 250kg
Sau khi thang máy đưa lên phân khu trên cùng của trụ, kỹ thuật viên sẽ phải tiếp tục di chuyển bằng thang rút
Nội quan tua-bin. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra ngoại quan thiết bị như mainbearing, gearbox, yaw system, generator, tình trạng của bộ lọc không khí, các dấu hiệu bất thường (ví dụ như rò rỉ dầu…), v.v.
Do kín khí và phía bên ngoài nắng lớn, nhiệt độ cao nên bên trong tầng trên cùng của tua-bin vô cùng oi bức...
…người làm việc trong môi trường này sẽ xuống sức nhanh nếu thể lực không tốt
Luôn tỉ mỉ kiểm tra từng chi tiết nhỏ: anh Huyên đang kiểm tra khóa an toàn trước khi mở cửa lên nóc trụ
OK! Chuẩn bị lên đỉnh…
Safety first: phản xạ đầu tiên trước mỗi công đoạn luôn là kiểm tra đai và móc an toàn, trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào ở độ cao này cũng phải đảm bảo chắc chắn móc an toàn đã được chốt vào vị trí
Chốt móc an toàn trước khi di chuyển trên nóc tua-bin
Làm việc ở độ cao 120,9m, tương đương tòa nhà 40 tầng, trong cái nắng, cái gió gay gắt
Thao tác bảo trì nóc tua-bin thực hiện xong thì kỹ thuật viên bắt đầu xuống trụ, tiếp tục thực hiện một lần nữa quy trình quan sát an toàn
Dừng thang máy, chuẩn bị khởi động, đưa tua-bin sang chế độ hoạt động và đóng cửa trụ gió
Kết thúc bảo trì định kỳ, anh Huyên cập nhật vào dữ liệu của trụ 13. Dữ liệu này sau đó được gửi về Nhà máy. Đứng cạnh anh là đồng nghiệp, anh Hồ Quang Huy – Kỹ sư An toàn lao động. Anh Huy được gọi thân mật là “Huy an toàn”
Bảo trì trụ gió là một công việc kỹ thuật phức tạp, gồm nhiều hạng mục. Tất cả hoạt động bảo trì đều cần phê duyệt của Nhà máy Điện gió BIM và đơn vị dịch vụ đối tác General Electric. Kỹ thuật viên bảo trì bắt buộc phải trải qua khóa đào tạo chứng chỉ an toàn để trở thành Chuyên gia An toàn Phong điện do Tổ chức Global Wind Organisation (GWO) cấp. Mỗi khóa học gồm nhiều mô-đun đào tạo. Chẳng hạn như sơ cấp cứu, nhận biết nguy cơ hỏa hoạn, thao tác thủ công, làm việc trên cao… Mỗi mô-đun này chỉ có thời hạn trong hai năm, đòi hỏi kỹ thuật viên phải kiểm tra gia hạn chứng chỉ định kỳ.